Cập nhật ngày 19/09
Gỗ MFC là gì? Gỗ MDF là gì? Cách phân biệt gỗ MFC và MDF? Bản chất của 2 loại ván MFC và MDF đều là cốt gỗ công nghiệp, thông qua việc chế biến, gia công tạo thành các tấm ván có kích cỡ tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng làm vật dụng nội thất.
Vào những năm 1980 ván MFC không được nhiều khách hàng ưa chuộng, họ tìm đến các mặt hàng khác như: gỗ Finger, gỗ tự nhiên, gỗ thịt hoặc Veneer để thay thế. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian dài như vậy loại gỗ công nghiệp tưởng như bị quên lãng lại được sử dụng nhiều hơn so với ban đầu gấp nhiều lần.
Ván gỗ MFC (Melamine Face Chipboard)
Gỗ MFC là gì?
Ván MFC có tên đầy đủ là Melamine Faced chipboard có nghĩa là ván gỗ dăm bề mặt phủ Melamine. Thực chất ván MFC được làm nên từ nhiều hạt gỗ thật (gom nhặt những cành cây, chẽ cây nhỏ, đem nghiền, và ép ở nhiệt độ cao…). Chất lượng của ván phần lớn phụ thuộc vào mật độ của các hạt gỗ, tức là mật độ càng dày thì độ chắc chắn và bền bỉ của gỗ càng cao và ngược lại.
Quy trình sản xuất gỗ MFC
Bước 1: Sản xuất gỗ dăm:
- Sau khi nghiền gỗ thành các dăm nhỏ, người ta đem sấy ở nhiệt độ quy định.
- Sàng lọc, phân loại thành các dăm gỗ có kích thước khác nhau.
- Trộn dăm gỗ với keo chuyên dụng, chất kết dính và đưa sang công đoạn tạo hình.
Bước 2: Tạo hình & cắt ván dăm:
- Các tấm ván được tạo hình dựa trên thông số độ dày và mật độ gỗ.
- Ván được ép sơ bộ và cắt theo độ dài tiêu chuẩn rồi chuyển sang công đoạn ép nóng.
- Ván được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao
- Ván được xén cạnh, loại bỏ phần lỗi và mài nhẵn cạnh
Bước 3: Kiểm định chất lượng ván:
Những tấm ván MFC được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng và thẩm mỹ trước khi tung ra thị trường.
Bước 4: Ép Melamine:
Ván được ép một lớp giấy trang trí Melamine, phủ trên bề mặt tấm ván dưới nhiệt độ và áp suất cao. Thành phẩm tạo ra gọi là MFC.
“Melamine là lớp bề mặt nhựa tổng hợp Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 rem, được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Có các kích thước phổ thông là 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm. Gỗ MFC có ưu điểm nổi bật đó là có nhiều màu sắc, màu sắc trong gỗ MFC rất tươi, đều màu, sáng màu, có thể ứng dụng rộng dãi trong các văn phòng, gia đình và khách sạn.”
Phân loại gỗ MFC thông dụng
Loại thường:
Gỗ MFC và MDF thường có khoảng 80 màu với đa dạng hình thái từ màu trơn, vân cho đến việc giả chất liệu khác như MFC Oak (sồi), Ask (tần bì), Beech (dẻ gai), Mahogary (gỗ dái ngựa), Walnut (gỗ óc chó), Teak (giả tỵ), Cherry (xoan đào), Maple (gỗ thích), Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ tần bì giả cổ, Trắc, Mun…
Loại chống ẩm:
Cũng giống như MDF, MFC tồn tại hai dạng là dạng thường và dạng MFC chống ẩm dành cho các khu vực ngoài trời hoặc phải tiếp xúc nhiều với nước. MFC chống ẩm lõi xanh có khoảng 240 màu V313 tương tự như màu của MFC dạng chuẩn.
Sử dụng & bảo quản gỗ MFC
Với những ưu điểm vượt trội, gỗ công nghiệp ngày càng được sử dụng rộng rãi để đóng nội thất gia đình. Gỗ MFC trở thành sản phẩm phổ thông, có giá trị thiết thực cũng như bảo vệ môi trường, thích hợp với nhiều công trình, không bị giới hạn về số lượng và sáng tạo.
Tuy nhiên, đã là gỗ thì không thể tránh khỏi những nhược điểm cố hữu. Vậy, để đồ gỗ nội thất MFC giữ được độ bền và tính thẩm mỹ cao nhất, hãy chú ý bảo quản theo các bước dưới đây:
- Luôn làm sạch bụi bẩn, không để bụi đóng quá dày, khó chùi rửa. Vì để càng lâu, càng sinh nhiều ổ vi khuẩn,
- độ ẩm tăng, gây mối mọt.
- Đánh bóng định kì 3-4 lần/năm
- Dùng các sản phẩm vệ sinh chuyên dùng để làm sạch, tránh gây xước trên bề mặt nội thất, gây mất thẩm mỹ.
- Tránh để sản phẩm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Nội thất Đức Khang chuyên phân phối và sản xuất những mẫu bàn văn phòng làm việc đẹp được làm từ cốt gỗ MFC.
Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)
Gỗ MDF là gì?
Ván MDF tên khoa học Medium Density Fiberboard là một loại ván dăm được làm từ Composite. Chính xác nó được làm từ chất thải gỗ, và được kết dính lại với nhau bằng nhiệt, keo, áp lực để tạo thành các thỡ gỗ cứng. Bởi vậy, vào những năm 1960 khi vừa mới được phát minh, ván MDF được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực xây dựng, không chỉ linh hoạt, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể dùng ván để làm các sản phẩm nội thất như: bàn, tủ, kệ… Bề mặt ván MDF trơn tru và khả năng chống cong vênh tốt.
Cùng cách làm, chất liệu khác nhau, các sản phẩm nén khác như: partical Board hoặc Chipboard đều không thể vượt mặt được ván MDF về độ bền đẹp và kéo dài tuổi thọ với thời gian.
Quy trình sản xuất gỗ MDF
Ván gỗ MDF được tạo ra với hai quy trình cơ bản là quy trình khô và quy trình ướt. Mỗi cách làm đều cho ra những tấm gỗ có chất lượng và tính thẩm mỹ khác nhau. Sau đây là chi tiết quy trình sản xuất MDF sau khi gỗ được thu hoạch và đưa về nhà máy sơ chế thành bột gỗ và đưa vào chế biến.
Quy trình khô:
- Bột gỗ + chất phụ gia + keo trong máy trộn sấy = bột sợi
- Bột sợi rải đều trên mặt phẳng, cào thành 2-3 tầng tùy từng kích thước mong muốn
- Các tầng bột sợi được chuyển qua máy ép gia nhiệt
- Ép lần 1: ép sơ bộ để nén lại
- Ép lần 2: tất cả các tầng được ép chặt lại với nhau
- Bước ép rất quan trọng đòi hỏi kĩ thuật viên phải điều chỉnh lực nén và nhiệt độ một cách từ từ theo độ dày và cấu tạo của ván để triệt tiêu hoàn toàn lượng nước, tránh tình trạng ẩm mốc về sau này.
- Cắt ván và bo viền
- Xử lí nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói
Quy trình ướt:
- Bột gỗ sau khi nghiền nát được tưới nước để làm ước, để một lúc cho vón thành dạng vẩy
- Các vẩy gỗ được rải đều lên mâm ép và ép sơ bộ một lần để tạo độ dày tiêu chuẩn (ván sơ)
- Cán hơi nhiệt ván sơ để nén chặt 2 mặt lại và từ từ rút nước ra
- Cắt ván và bo viền
- Xử lí nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.
Ưu và nhược điểm gỗ MDF
Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF:
- Hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, co ngót hoặc mối mọt như gỗ tự nhiên.
- Bề mặt phẳng, dễ thi công nội thất.
- Có giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
- Dễ dàng kết hợp với các vật liệu bề mặt khác như veneer, acrylic, melamine, laminate vv…
- Vật liệu sẵn có, thời gian thi công nhanh.
- Thích hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất.
- MDF có ưu điểm hạn chế tối đa tình trạng mối mọt, cong vênh, giúp sản phẩm có tuổi thọ bền lâu.
Nhược điểm của gỗ MDF:
- Khả năng chịu nước kém.
- Không làm được các chi tiết chạm trổ phức tạp như gỗ tự nhiên.
- Độ dày có giới hạn, độ dẻo dai hạn chế.
Phân biệt ván gỗ MFC và MDF
Bên cạnh MDF thì MFC và HDF cũng là những loại gỗ công nghiệp có tần suất sử dụng cao nhất trong thiết kế và thi công đồ gỗ nội thất. Cả ba loại ván đều có đặc điểm nhận dạng bên ngoài giống nhau nhưng quy trình, cấu tạo bên trong của chúng vẫn có những khác biệt cơ bản như sau:
Mẹo phân biệt: Rất khó để có thể phân biệt được các cốt gỗ MDF, HDF hay gỗ MFC khi chúng đã đóng thành phẩm. Khi thành phẩm đã được dán cạnh, phủ sơn vv… thì việc khách hàng (nhất là những khách hàng không có kinh nghiệm về gỗ) rất dễ mua phải nội thất giả MDF. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ đó là khi thợ mộc khoan bỏ lớp phủ bề mặt nội thất để lắp ray hoặc bản lề, bạn có thể quan sát kĩ bên trong và nhận biết đâu là cốt gỗ MDF, MFC hay HDF.
Ngoài cung cấp sản phẩm bàn làm việc, Đức Khang còn là địa chỉ: Mua ghế văn phòng gác chân Hòa Phát chính hãng, giá tốt